Category

Kinh doanh nhà hàng hiệu quả

Category

Phát triển món trong menu để đạt được hiệu quả cao luôn là “thử thách” lớn trong kinh doanh ẩm thực. Các nhà hàng, quán cafe luôn phải tạo ra menu mang nhiều “giá trị” phù hợp với khách hàng, từ đó mới có thể thu hút và giữ chân khách hàng.

Kĩ thuật tạo menu đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kiến thức, nhưng cơ bản vẫn là hiểu về văn hoá và ẩm thực mà nhà hàng, quán cafe dự định cung cấp, từ đó mới “dự đoán” hành vi của khách hàng theo hướng ẩm thực mà nhà hàng, quán cafe dự định cung cấp.

Ví dụ, nếu muốn phát triển Ẩm Thực Việt, bạn phải hiểu về tinh hoa của món Việt, điểm đặc sắc trong triết lý “cân bằng” thuận tự nhiên của món Việt.

Ẩm thực và văn hoá luôn đi đôi với nhau. Hiểu về văn hoá mới thấy cái hay của ẩm thực. Hiểu về tinh hoa trong từng nền ẩm thực với có thể “cải tiến” món mà không làm mất đi triết lý của nền ẩm thực đó.

Ngành dịch vụ ẩm thực muốn nâng tầm, phải thấu hiểu bản chất, thấy vẻ đẹp trong sự giản đơn và tinh tuý của nền ẩm thực dân gian cơ bản, từ đó mới chắt lọc và mang vào phân khúc cao cấp.

Phải luôn nhớ là, cái bạn bán cho khách hàng là “giá trị” mà khách cảm nhận được. Giá trị đó phải tiệm cận với giá trị mà bạn tạo ra thì mới mong “thắng” được.

Càng khó khăn, nhà hàng – quán cafe muốn “sống tốt” thì cần phải thể hiện “sự hiếu khách” của mình. “Sự hiếu khách” một trong những “kim chỉ nam” cần thiết để kinh doanh ẩm thực bền vững.

Khi nói đến “Chia sẻ lợi nhuận” tức là bạn dùng các “nguồn lực tích luỹ” từ trước đó để sử dụng vào việc “bình ổn” giá cả và “giữ vững chất lượng món ăn và dịch vụ” cung cấp cho khách hàng.  Nhà hàng – quán cafe cũng cần phải “tối ưu hoá” hoạt động kinh doanh để bảo đảm mục đích “sẻ chia lợi nhuận” với khách hàng sẽ mang lại thắng lợi cho cả hai phía. Tối ưu hoá hoạt động kinh doanh bằng cách “tái cơ cấu nguồn lực” để giảm chi phí vận hành nhưng vẫn giữ được chất lượng tối thiểu của nhà hàng – quán cafe.

Để làm được chiến lược “chia sẻ lợi nhuận” với khách hàng, các nhà hàng – quán cafe cần có “nguồn lực tích luỹ” trong thời gian trước, hoặc cần có “nguồn lực bổ trợ”. Nếu không có nguồn lực, hay chưa đủ thời gian để tích luỹ nguồn lực, thì chiến lược này sẽ khó thực hiện, và cũng khó cho nhà hàng – quán cafe vượt qua giai đoạn khó khăn.